Search theo chữ cái:
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Xem tất cả
Sức khoẻ

Tuổi nào cần ngừa loãng xương?

Loãng xương do tuổi tác hay do tính chất công việc là mối quan tâm của rất nhiều người. Khi phát hiện bị loãng xương thì rất khó hồi phục hoàn toàn, việc điều trị cũng khó khăn. Vậy tuổi nào cần ngừa loãng xương?

1. Cơ chế gây loãng xương

Khi còn trẻ, tốc độ tạo xương lớn hơn tốc độ huy động chất khoáng từ xương. Sự tạo xương thường đạt tới đỉnh điểm ở khoảng 25-30 tuổi. Sau thời kỳ này quá trình phân hủy cấu trúc xương cũ (hủy xương) diễn ra mạnh hơn quá trình tạo mô xương mới (tạo xương) làm mất dần cấu trúc xương. Khi đó, quá trình gây loãng xương bắt đầu xảy ra.

Đặc biệt lứa tuổi lên 10 ở nữ và 13 với nam là thời kỳ xương phát triển với tốc độ nhanh nhất, vì thế việc quan tâm đến hệ xương khớp cũng chính là cơ sở giúp bạn vận động thoải mái hạn chế bệnh tật.

Phòng loãng xương ngay từ khi còn trẻ là việc rất quan trọng và cần thực hiện trong suốt cả cuộc đời để có hiệu quả phòng chống bạn nên thực hiện ngay khi còn nhỏ, trước tuổi dậy thì.

Việc kiểm tra và chẩn đoán kịp thời khi loãng xương mới bắt đầu xuất hiện là yếu tố quan trọng hàng giúp hạn chế mức độ nặng của những bệnh liên quan đến hệ xương khớp.

Việc nâng cao chất lượng xương khớp phụ thuộc khá nhiều vào chế độ ăn uống mỗi ngày cung cấp lượng canxi và protein tốt cho quá trình tạo xương. Đặc biệt, vận động thể lực sẽ giúp tăng quá trình tạo xương và nâng cao sức chịu đựng cho hệ xương khớp.

2. Biện pháp phòng chống loãng xương

Phòng chống bệnh loãng xương bao gồm 3 bước chính: Kiểm soát và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ, bổ sung canxi và vitamin D và có lối sống lành mạnh, duy trì hoạt động thể dục thể thao.

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng bia rượu là cách chống lão hóa xương hiệu quả. Cần xây dựng một thói quen uống sữa và sử dụng các sản phẩm từ sữa cho cả trẻ em và người lớn. Tuổi nào cần ngừa loãng xương? Tốt hơn hết hãy phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ.

Canxi và vitamin D là hai thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo xương. Vitamin D có thể bổ sung qua chế độ ăn mỗi ngày cũng như việc tắm nắng vào mỗi buổi sáng sớm để giúp xương chắc khỏe.

Mỗi ngày một người trưởng thành cần tối thiểu 1.000 mg canxi và 800 đến 1.000 đơn vị vitamin D mới giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi từ thức ăn. Ngoài ra chế độ ăn giàu canxi bạn nên áp dụng chính là bổ sung nhiều hải sản, kem, các loại rau xanh, sữa ít béo, cá hồi, cá mòi, đậu phụ, sữa chua…

Tích cực vận động mỗi ngày bằng các bài tập như đi bộ, chạy bộ, tennis, golf, cầu lông, đạp xe… để giúp cơ thể khỏe mạnh và tự tin vận động mỗi ngày.

Image result for zin c
Calcium Magnesium ZinC giúp phòng ngừa loãng xương

Ngoài ra, việc bổ sung các sản phẩm giúp phòng chống cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh về loãng xương như Calcium Magnesium ZinC là rất cần thiết. Calcium Magnesium ZinC là viên uống giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, những người có nhu cầu canxi cao… nên cực kì an toàn.

Đẩy lùi các dấu hiệu loãng xương là biện pháp nâng cao sức khỏe mà tuổi nào cũng cần quan tâm và phòng chống. Bạn có thể bổ sung những dưỡng chất tốt cho xương qua chế độ ăn uống mỗi ngày, tập luyện thể thao hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng tốt cho xương có bán tại Nhà thuốc S.C Phamra đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Đăng ký để nhận thông tin khuyến mãi!
Hỗ Trợ