Search theo chữ cái:
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Xem tất cả
Sức khoẻ

TAY CHÂN MIỆNG TRẺ EM VÀ NHỮNG SAI LẦM MẸ CẦN TRÁNH KHI CHĂM SÓC * NHÀ THUỐC S.C PHARMA *

Hầu hết hiện tượng tay chân miệng trẻ em sẽ khỏi sau 7-10 ngày, tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm nên nhiều  bậc cha mẹ thường mắc các sai lầm trong việc chăm sóc khiến bệnh của bé trở nặng hơn, làm tăng nguy cơ lây lan. Dưới đây là những sai lầm thường gặp bạn nên tham khảo để phòng tránh, nhằm giúp bé mau chóng hồi phục và phát triển khỏe mạnh.

Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng sai cách

Tay chân miệng trẻ em-03
Tránh dùng khăn sữa, bông gạc vệ sinh vùng miệng cho trẻ

 

Trẻ em bị bệnh tay chân miệng thường bị những vết loét bên trong miệng nên việc vệ sinh và chăm sóc là điều cần thiết. Tuy nhiên, chăm sóc không đúng cách có thể có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó các bạn tuyệt đối không nên dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối để vệ sinh răng miệng cho trẻ, vì nó có thể làm tăng nguy cơ chạm vỡ các vết loét và làm tăng nguy phát sinh nấm. Thay vì sử dụng khăn sữa và tăm bông bạn chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý xúc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ và sau khi đi dậy.

Ủ ấm trẻ bị tay chân miệng quá mức

Nhiều bậc cha mẹ thường có xu hướng ủ ấm cho trẻ quá mức với hi vọng trẻ toát mồ hôi sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên đây là việc làm rất sai lầm, không những không giúp trẻ hạ sốt, bớt bệnh mà còn làm tình trạng tay chân miệng trẻ em có diễn biến xấu hơn, thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này, thay vì ủ ấm trẻ quá mức mẹ nên cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Lạm dụng truyền nước

Ngoài ủ ấm trẻ quá mức nhiều bậc phụ huynh còn sai lầm trong việc lạm dụng truyền nước với mong muốn trẻ sẽ mau hồi phục. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì biện pháp truyền nước chỉ nên áp dụng khi trẻ có những biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và phải theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bé chỉ bị sốt nhẹ và được chỉ định điều trị tại nhà bạn chỉ nên tăng cường cho bé uống nhiều nước và các loại trái cây, nhất là các loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

Lạm dụng sử dụng thuốc

Khi bé bị bệnh tay chân miệng các bạn cũng không nên vì quá nôn nóng trong việc điều trị mà lạm dụng sử dụng các loại thuốc kháng sinh, bởi điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ mà còn làm tăng nguy cơ trẻ bị kháng thuốc kháng sinh, từ đó gây khó khăn trong việc điều trị say này. Kể cả việc dùng thuốc hạ sốt và vitamin cũng vậy, mọi loại thuốc sử dụng cho bé cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ.

Kiêng khem quá mức

Tay chân miệng trẻ em-02
Không nên kiêng tắm cho trẻ

 

Một điều quan trọng nữa mà khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý đó là tuyệt đối không kiêng tắm. Hãy tắm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm để làm sạch cơ thể, giúp bé cảm thấy thoải mái và làm “triệt tiêu” nơi nương náu của các mầm bệnh.

Bệnh tay chân miệng trẻ em không khó điều trị nhưng cần kiên nhẫn trong lộ trình điều trị. Hi vọng với những chia sẻ trên bạn đã tránh được các sai lầm để chăm sóc bé đúng cách, góp phần giúp bé mau chóng hồi phục sức khỏe.

Đăng ký để nhận thông tin khuyến mãi!
Hỗ Trợ