Search theo chữ cái:
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Xem tất cả
Sức khoẻ

NHỮNG CÁCH SƠ CỨU SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG AI CŨNG MẮC PHẢI

NHỮNG CÁCH SƠ CỨU SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG AI CŨNG MẮC PHẢI

Nhận thức rõ cách sơ cứu sai lầm là việc cực kì quan trọng để bạn có thể cứu chính mình và người thân trong những tình huống nguy kịch nhất. 

Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn 10 cách sơ cứu sai lầm thường gặp đồng thời hướng dẫn phương pháp làm đúng nhất cho mỗi trường hợp cụ thể.

1. Cho đá lạnh trực tiếp vào vết thâm tím

10 cách sơ cứu sai lầm mà mọi người thường áp dụng
Chườm túi đá làm tan vết thâm tím

Tại sao điều đó lại sai: Đá lạnh thực sự giúp giảm thâm tím, nhưng nếu bạn đặt đá trực tiếp lên da, nó có thể làm cho da bạn bị bỏng.

Cách làm đúng: Bạn nên cho đá vào một túi vải sau đó chườm lên vết thâm tím, đặt túi đá trên vết thâm tầm 20 phút thì nhấc ra. Sau đó lặp lại nhiều lần như thế thì sẽ giúp vết thâm giảm đi mà không làm tổn hại đến da của bạn.

2. Dùng rượu hoặc dấm để xoa cho người đang bị sốt

Tại sao điều đó lại sai: Đây thực sự là cách sơ cứu sai lầm mà mọi người nên thay đổi. Rượu và dấm rất dễ hấp thụ vào máu, trong khi đó, rượu có thể gây ngộ độc và dấm làm tăng tính axit trong máu. Điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ em.

Cách làm đúng: Có rất nhiều lợi ích của việc uống nước chanh, nước cam. Một trong số đó là làm hạ sốt rất tốt. Uống nhiều nước lọc cũng là cách hạ sốt hiệu quả mà mọi người thường làm. Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu bị sốt quá cao hoặc có các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết, bạn nên đi bệnh viện khám để được tư vấn và chữa trị kịp thời nhé.

10 cách sơ cứu sai lầm mà mọi người thường áp dụng
Uống nước cam giúp giảm sốt rất tốt

3. Nâng người bất tỉnh

Tại sao điều đó lại sai: Nếu ai đó đang ngất, bạn đừng cố nâng họ lên hoặc đổ nước lạnh vào người họ nhé. Cách làm đó có thể làm cho tình trạng bệnh nhân trầm trọng thêm. Và nên nhớ rằng, sau khi bệnh nhân tỉnh lại, không nên cho họ uống nước tăng lực, cà phê, vì những thức uống chứa cafein dẫn đến mất nước.

Cách làm đúng: Chúng ta tuyệt đối không nâng người bệnh nhân lên, thay vào đó hãy để họ nằm và nâng chân lên, nới lỏng quần áo ra. Sau khi người bệnh tỉnh không nên cho họ đứng dậy vì cơ thể lúc ấy chưa thật sự hồi phục.

4. Không dùng bơ và kem chua để chữa bỏng

Tại sao điều đó lại sai: Rất nhiều người sử dụng cách này vì nó làm cho chúng ta giảm cảm giác nóng rát vì các chất này đang làm lạnh vết bỏng. Nhưng đừng nghĩ điều đó tốt, đây hoàn toàn là cách sơ cứu sai lầm đấy nhé. Sai lầm ở đây là bơ và kem chua làm phá vỡ sự trao đổi nhiệt, làm cho nhiệt độ đi sâu hơn và có hại cho da.

Cách làm đúng: Bạn nên cho phần bị bỏng ngâm trong nước lạnh trong vòng 15 phút. Điều này làm cho vết bỏng không bị rộp lên, tạo ra các vết thương hở mà có thể dẫn đến nhiễm trùng.

5. Tự nắn xương

Tại sao điều đó lại sai: Nếu bạn tự nắn xương khi bị gãy hoặc trật khớp, điều đó không những không làm cho tình hình ổn thêm chút nào mà còn có thể làm bệnh thêm trầm trọng và gây thêm thương tích.

Cách làm đúng: Thay vì dùng cách sơ cứu sai lầm trên, bạn nên cố định chỗ xương bị gãy sau đó nhanh chóng đưa đến bệnh viện.Về phần cố định xương, bạn nên băng bó phần xương gãy một cách thoải mái, và không chỉ cố định phần gãy mà nên cố định ở hai đầu nối gần nhất.

6. Chữa bong gân bằng cách làm ấm

10 cách sơ cứu sai lầm mà mọi người thường áp dụng
Nên dùng túi đá hoặc vải mát để sơ cứu khi bị bong gân

Tại sao điều đó lại sai: Miếng vải ấm sẽ không giúp ích gì cho phần bắp bị bong gân của bạn đâu, ngược lại, nhiệt độ sẽ làm tăng lưu lượng máu và làm sưng nặng hơn.

Cách làm đúng: Bạn nên dùng vải mát hoặc túi đá chườm lên phần bong gân, làm thường xuyên cách này cho những ngày đầu bị thương. Điều này giúp giảm viêm, đau rất hiệu quả. Cách sơ cứu này áp dụng tốt nhất cho những người bị bong gân tay, chân trong 2 ngày đầu.

7. Kích thích nôn mửa khi bị ngộ độc

Tại sao điều đó lại sai: Mọi người quan niệm rằng, khi bị ngộ độc thì nên làm mọi cách để nôn để loại bỏ độc tố trong người mình ra. Đây thực sự là cách sơ cứu sai lầm mà bạn nên thay đổi. Cách này hoàn toàn bị nghiêm cấm vì có thể bạn bị ngộ độc axit hoặc các chất ăn da.

Cách làm đúng: Điều cần làm gấp trong lúc này là khẩn cấp đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Nếu bạn bị nôn thì hãy cứ nôn nhưng tuyệt đối không được kích thích nôn bằng mangan, baking soda, thay vào đó hãy uống nhiều nước ấm vào.

8. Cố lấy ra vật lạ trong mắt

10 cách sơ cứu sai lầm mà mọi người thường áp dụng
Tự lấy vật lạ trong mắt ra cực kì nguy hiểm

Tại sao điều đó lại sai: Khi có bụi hoặc vật gì đó rơi vào mắt sẽ làm cho mắt chúng ta cực kì khó chịu, nhưng đừng cố lấy nó ra bằng tay nhé. Lấy vật lạ trong mắt bằng tay là cách sơ cứu sai lầm có thể  gây thương tích nặng nề hơn cho mắt.

Cách làm đúng: Bạn nên che mắt lại bằng bông gạc và gọi ngay cho bác sĩ. Trong trường hợp đó chỉ là vật thể nhỏ, bạn nên ngay lập tức rửa mắt bằng nước, điều này làm mắt dễ chịu hơn và có thể làm vật trong mắt trôi ra theo dòng nước một cách dễ dàng.

9. Cố lấy vật thể gây thương tích từ vết thương

Tại sao điều đó lại sai: Bạn có thể lấy mảnh thủy tinh vỡ từ trong vết thương ra chỉ khi đó là vết thương nhỏ. Nhưng đừng bao giờ cố lấy vật gì ra khi đó là vết thương nghiêm trọng nhé. Điều này sẽ làm máu sẽ chảy ra rất nhiều và dẫn đến tử vong

Cách làm đúng: Trong trường hợp đáng sợ nhất như một con dao hoặc mảnh vỡ lớn đâm vào người, hãy giữ nguyên hiện trạng và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được phẫu thuật thay vì kéo các vật đó ra khỏi người.

10. Bôi thuốc mỡ vào vết thương

Tại sao điều đó lại sai: Vết thương sẽ nhanh khỏi hơn nếu được tiếp xúc với không khí thoáng mát, trong khi thuốc mỡ tạo ra độ ẩm, không hề giúp ích chút nào cho vết thương.

Cách làm đúng:Trước khi chữa lành vết thương, hãy rửa vết thương bằng xà bông bằng và nước mát, sau đó lau lại bằng bông khô nhé. Thật đơn giản đúng không nào!

Hường

Nguồn: Brightside

Đăng ký để nhận thông tin khuyến mãi!
Hỗ Trợ