Search theo chữ cái:
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Xem tất cả
Sức khoẻ

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm không còn xa lạ đặc biệt ngày nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được chú trọng. Việc nắm bắt được các biện pháp xử trí khi gặp người bị ngộ độc là điều ai cũng nên biết.

Dấu hiệu nhận biết người bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày) người bị ngộ độc đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng đi ngoài buồn nôn nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC. Ở người cao tuổi và bé dưới 5 tuổi, các triệu chứng này thường nặng.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Bị nôn hay buồn nôn có thể là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm

Nếu nôn nhiều lần và đi ngoài nhiều lần, người bệnh sẽ dễ bị mất nước, mất chất điện giải dẫn đến bị trụy tim mạch và sốc. Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước, nhất là đối với những người nôn nhiều trên 5 lần và đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, miệng khô, môi khô, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý: người già hay bị nặng lại không kêu khát do tuổi cao bị mất cảm giác khát), mạch nhanh, thở nhanh sâu, mệt lả, hay co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.

Nguyên nhân chính gây ngộ độc hay gặp

– Hóa chất bảo quản thực phẩm (thuốc trừ sâu, hóa chất chống sâu mọt…), hóa chất dùng trong trong chế biến thực phẩm (ví dụ phẩm màu trong các loại bánh, xôi, rượu…) và do các vi sinh vật.
– Có thể là do thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc như: kim loại (asen, kẽm, chì…), các chất hữu cơ, các thuốc diệt côn trùng, vật hại (rau quả bị dính các hóa chất trừ sâu, chất bảo quản chống thối rữa).

 

Cần xử trí nhanh và đúng phương pháp khi ngộ độc thực phẩm

Cách thông thường:

– Loại bỏ thức ăn: Cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt bằng cách dùng hai ngón tay ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm-bông đưa vào góc lưỡi (cẩn thận tránh làm xây xát miệng) để gây nôn. Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Trước tiên nên xử lý thức ăn mà gây ngộ độc

– Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu, thuốc chuột… thì không nên gây nôn, vì có thể làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi gây viêm phổi, tử vong.

– Cho uống than hoạt tính 20-30g nếu là người lớn, 5-10g đối với trẻ em. Than hoạt tính có tác dụng gắn giữ các chất độc không cho thấm vào máu.

– Tiếp đó uống magnesium sulfate, sorbitol để tống chất độc và than hoạt tính qua đường phân.

– Phải cho bệnh nhân uống nhiều nước để than hoạt tính dễ dàng đi ra ngoài. Uống dung dịch Oresol hoặc nước cháo, nước cam, nước dừa, do bệnh nhân bị mất nước và điện giải nghiêm trọng, nhất là sau mỗi lần nôn hay đi ngoài.

– Tiếp tục cho bệnh nhân ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu.

– Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế trước 6 giờ khi xảy ra ngộ độc.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Nên chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế trước 6 giờ khi xảy ra ngộ độc

Xử trí người bị ngộ độc thực phẩm theo dân gian:

– Nếu bị ngộ độc sắn: cần cho nạn nhân uống mật mía hoặc nước đường, nước cốt rau má và nước cốt lá sắn dây. Tốt nhất, trộn đều các thứ trên, cho uống thay nước liên tục trong ngày.

– Ngộ độc nấm: Nếu nạn nhân tỉnh, lấy lá khoai lang tươi 100g, giã nát, vắt lấy nước uống, sau đó cho uống nước mía liên tục và ăn cháo đậu xanh. Cũng có thể dùng mộc nhĩ, nấm hương 40g, đậu xanh tán nhỏ 40g, sắc đặc, cho uống.

– Ngộ độc dứa: Vỏ dứa đã gọt 40g, cam thảo đất 40g, rau má 40g, sắc lấy nước, cho thêm vài hạt muối để uống.

– Ngộ độc thuốc trừ sâu: Cho uống nước chanh và cháo đậu xanh.

Sau khi sơ cứu theo các cách trên, nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, cần chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Đăng ký để nhận thông tin khuyến mãi!
Hỗ Trợ