Sữa bò, sữa dê, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân… là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng mỗi loại trong số đó đều có những ảnh hưởng khác nhau đến nồng độ cholesterol trong máu.
Sữa luôn được biết đến là thực phẩm bổ sung rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại sữa nào cũng mang đến những lợi ích như nhau. Đặc biệt đối với những người có nồng độ cholesterol trong máu cao, việc uống sữa càng cần nhiều lưu ý hơn. Dưới đây là những ảnh hưởng của từng loại sữa đối với mức cholesterol trong cơ thể.
1. Sữa bò liệu có tốt cho sự ổn định cholesterol
Sữa bò là một nguồn protein và chất dinh dưỡng rất lớn, chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu và cung cấp một phần ba lượng canxi cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Sữa bò cũng chứa kali, có thể giúp ngăn ngừa cao huyết áp. Hơn nữa, một nghiên cứu được công bố vào tháng 12 năm 2013 cho thấy, sữa bò hữu cơ chứa nhiều axit béo omega-3 hơn những loại sữa khác. Điều quan trọng là bởi vì omega-3 giúp thúc đẩy sức khoẻ tim mạch.
Tuy nhiên, sữa bò có hàm lượng chất béo cao có thể làm bạn gặp rắc rối nếu sử dụng quá nhiều. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu, đẩy cao nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nếu bạn uống sữa bò, các bác sĩ khuyên bạn nên dùng các loại sữa ít béo hoặc không béo.
2. Sữa đậu nành không làm tăng nồng độ cholesterol trong máu
Với 80 calo và chỉ có 2g chất béo trong mỗi cốc, sữa đậu nành là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đang theo dõi nồng độ cholesterol trong máu. Nguyên nhân được giải thích là do sữa đậu nành có nguồn gốc từ thực vật, nó không có cholesterol và chỉ một lượng không đáng kể chất béo no. Sữa đậu nành cũng chứa 7g protein mỗi khẩu phần, được đánh giá là một chế độ ăn uống lành mạnh.
Theo Viện Y tế Quốc gia, 25g protein đậu nành/ngày (có thể được tiêu thụ dưới dạng sữa đậu nành hay đậu phụ) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Điều này có thể không chỉ đến từ protein, mà còn do hàm lượng chất béo không bão hòa đa, chất khoáng, vitamin và chất xơ có lợi của đậu nành. Tuy nhiên, khi chọn sữa đậu nành bạn vẫn nên lưu ý chọn sản phẩm không đường và được bổ sung canxi.
3. Sữa hạnh nhân: không có Cholesterol, không có chất béo bão hòa
Sữa hạnh nhân được khuyên dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tim và có nồng độ cholesterol trong máu cao. Sữa hạnh nhân chưa chín có chứa từ 30 đến 40 calo trong mỗi cốc và không có chất béo no. Cũng do có nguồn gốc thực vật nen sữa hạnh nhân không chứa cholesterol. Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa hạnh nhân chứa các axit béo không bão hòa đa, có thể làm giảm cholesterol xấu, giảm viêm và cải thiện chức năng não. Tuy nhiên, loại sữa này có hàm lượng protein khá thấp so với sữa bò và các chất thay thế sữa khác.
4. Sữa Hemp: không Cholesterol, ít chất béo bão hòa
Sữa Hemp cũng có tác động tích cực đến nồng độ cholesterol trong máu. Đây là một trong những lựa chọn mới trên thị trường. Sữa này có nguồn gốc từ hạt cây cây gai dầu (cần sa), nhưng nó không chứa THC (thành phần kích thích thần kinh) như trong cần sa. Với hương vị và tính nhất quán tương tự như sữa hạnh nhân, sữa Hemp là một lựa chọn tốt nếu bạn đang gặp vấn đề với nồng độ cholesterol trong máu.
5. Sữa dê: chất béo bão hòa và Cholesterol cao
Sữa dê là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn có một đồ uống sở hữu cấu hình dinh dưỡng tương tự với sữa bò nhưng bạn gặp khó khăn khi tiêu hóa lactose. Về nhược điểm, sữa dê chứa hàm lượng cao calo và chất béo bão hòa và nó cũng chứa cả cholesterol.
Việc giới hạn chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Mức cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến mảng bám tích tụ trong động mạch, gọi là xơ vữa động mạch – tình trạng tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.
6. Sữa lạc đà: chất béo bão hòa và Cholesterol cao
Theo nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2011 trong các bài đánh giá toàn diện về Khoa học Thực phẩm và An toàn Thực phẩm, sữa lạc đà có gấp 10 lần sắt và 35 lần vitamin C so với sữa bò. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể có lợi cho điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng loại sữa này chứa hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol khá cao.
Trên đây là 6 loại sữa có ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu. Nhìn chúng bệnh nhân đang có vấn đề về nồng độ chất này nên hạn chế hấp thu sữa động vật mà thay thế bằng sữa có nguồn gốc thực phẩm sẽ tốt hơn.